BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẦU TƯ AN
NINH MẠNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Nền kinh tế số của Việt Nam được dự báo sẽ vượt mức 43 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 khi đất nước tiếp tục phát triển các dự án về chính phủ điện tử, vạn vật kết nối, thành phố thông minh, công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo, v.v.. Không gian mạng đang xóa nhòa ranh giới khu vực và quốc gia. Việt Nam sẽ phải đối mặt với các hiểm họa mạng ngày một gia tăng và các cuộc tấn công tinh vi hơn.

Gartner khuyến nghị rằng các nhà lãnh đạo an ninh mạng cần phải đẩy mạnh xây dựng các chiến lược nhằm tối ưu hệ thống bảo mật doanh nghiệp nhằm ứng phó trước các cuộc tấn công mạng ngày càng gia tăng. Ước tính rằng đến năm 2025:

TỔNG QUAN VỀ HỘI NGHỊ BÀN TRÒN CẤP CAO
LÃNH ĐẠO CNTT & ANTT 2022

Trong nửa đầu năm 2022, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày có 44,7 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan tới vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng và những khó khăn trong việc thích nghi với bối cảnh chuyển đổi số. Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị cũng nhấn mạnh về nhiệm vụ nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ và năng lực bảo đảm an ninh mạng.

Để đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn không gian mạng của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, Tập đoàn IEC và công ty Viettel Cyber Security phối hợp tổ chức chuỗi Hội nghị bàn tròn cấp cao Lãnh đạo CNTT & ANTT 2022 tại Hà Nội vào ngày 08/09/2022 và tại Hồ Chí Minh vào ngày 21/09/2022. Chương trình sẽ là cơ hội dành cho các lãnh đạo CNTT, các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ về các xu hướng và chiến lược về an ninh mạng và cung cấp các giải pháp tối ưu về đầu tư an toàn an ninh mạng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên siêu kết nối.

MỘT SỐ NỘI DUNG THẢO LUẬN TIÊU BIỂU:
– Những chiến lược, giải pháp nào để ứng phó mối đe dọa từ tội phạm mạng
– Phương án khắc phục các khó khăn, vướng mắc còn gặp phải trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống CNTT
– Những khó khăn mà doanh nghiệp/tổ chức gặp phải trong quá trình cải thiện quy trình ứng phó tấn công mạng và tối ưu vận hành Trung tâm điều hành An ninh mạng (SOC)
– Lý do An ninh mạng ngày nay trở nên quan trọng và cần chuẩn bị những yếu tố gì để sẵn sàng phục vụ cho các tình huống bị tấn công?
– Tấn công mạng (ví dụ: APT, botnet, DDoS) và quy trình ngăn chặn, phát hiện, điều tra và ứng phó
– Vấn đề phổ biến trong đổi mới tư duy nhà quản trị ATTT trước cuộc tấn công mạng ứng dụng công nghệ cao
– Đâu là xu hướng, giải pháp công nghệ tối ưu nhằm phát hiện và giảm thiểu các mối đe dọa mạng?
– Làm thế nào để cân bằng giữa đầu tư vào công nghệ và hiệu quả đảm bảo an toàn thông tin cho tổ chức/doanh nghiệp

TỐI ƯU NGUỒN LỰC – TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHO AN TOÀN THÔNG TIN TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

13:30

ĐÓN TIẾP ĐẠI BIỂU THAM DỰ

14:00

TUYÊN BỐ LÝ DO – GIỚI THIỆU ĐẠI BIỂU

  Đại diện Ban tổ chức

14:05

PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO BAN KINH TẾ TRUNG ƯƠNG

 

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

14:10

PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ĐẠO BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

 

Ông Nguyễn Thành Phúc, Viện trưởng, Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông

14:15

TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC AN NINH MẠNG GẮN VỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

 

Ông Robert Trọng Trần, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn, Lãnh đạo mảng Rủi ro Công nghệ và An ninh mạng, E&Y Việt Nam

14:30

THẢO LUẬN MỞ

 

Nội dung thảo luận:
– Đứng trước mối đe doạ từ tội phạm mạng cùng với các cuộc tấn công ngày càng tinh vi, bài bản hơn, doanh nghiệp/tổ chức của ông/bà đã chuẩn bị những chiến lược, giải pháp nào để ứng phó?
– Ông/bà hãy chia sẻ những khó khăn mà doanh nghiệp/tổ chức của mình gặp phải trong quá trình cải thiện quy trình ứng phó tấn công mạng và tối ưu vận hành Trung tâm điều hành An ninh mạng (SOC)?
– Trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống CNTT, doanh nghiệp/tổ chức không thể tránh khỏi việc để lọt các lỗ hổng, điểm yếu tồn tại trong hệ thống, ông/bà hãy chia sẻ phương án khắc phục của đơn vị mình và các khó khăn, vướng mắc còn gặp phải.

Thành phần tham dự:
– Đại diện đến từ lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng
– Đại diện đến từ lĩnh vực Bảo hiểm
– Đại diện đến từ các doanh nghiệp

14:55

ĐẦU TƯ AN TOÀN THÔNG TIN TRONG KỶ NGUYÊN SỐ: CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP

 

Ông Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc, Công ty An ninh mạng Viettel (VCS)

15:10

TỌA ĐÀM CẤP CAO

 

Điều phối: TS. Phan Thanh Đức, Trưởng Khoa Hệ thống thông tin quản lý, Học Viện Ngân hàng

Nội dung thảo luận:
– Các thách thức rủi ro mới trong kỷ nguyên số: Lý do An ninh mạng ngày nay trở nên quan trọng và cần chuẩn bị những yếu tố gì để sẵn sàng phục vụ cho các tình huống bị tấn công?
– Tấn công mạng (ví dụ: APT, botnet, DDoS) và quy trình ngăn chặn, phát hiện, điều tra và ứng phó;
– Vấn đề phổ biến trong đổi mới tư duy nhà quản trị ATTT trước cuộc tấn công mạng ứng dụng công nghệ cao;
– Đâu là xu hướng, giải pháp công nghệ tối ưu nhằm phát hiện và giảm thiểu các mối đe dọa mạng?
– Làm thế nào để cân bằng giữa đầu tư vào công nghệ và hiệu quả đảm bảo an toàn thông tin cho tổ chức/doanh nghiệp

Thành phần tham dự: hơn 60 đại diện Lãnh đạo cấp cao đến từ các bộ ngành, tập đoàn, doanh nghiệp trong các lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Chứng khoán, Năng lượng, Vận tải,…

17:00

TIỆC GIAO LƯU CIO & CSO

18:30

KẾT THÚC TỌA ĐÀM

NHỮNG DIỄN GIẢ TIÊU BIỂU

ÔNG NGUYỄN SƠN HẢI

Giám đốc, Công ty An ninh mạng Viettel (VCS)

ÔNG ROBERT TRỌNG TRẦN

Phó Tổng giám đốc, Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn Rủi ro Công nghệ & Dịch vụ tư vấn An toàn thông tin EY Việt Nam

TS. PHAN THANH ĐỨC

Trưởng Khoa Hệ thống thông tin quản lý, Học Viện Ngân hàng

ĐĂNG KÝ THAM DỰ

Vui lòng liên lạc để biết thêm thông tin:

Hồng Nguyễn (Ms.)

ĐĂNG KÝ THAM DỰ

THÔNG TIN

Thời gian: 13:30 – 17:00

Ngày: Thứ tư 21 / 09 / 2022

ĐƠN VỊ TỔ CHỨC